Bệnh Điếc Tai

Điếc tai: nguyên nhân và hướng điều trị

 

1. Triệu chứng khi bị điếc tai

Bệnh điếc tai hay còn gọi là khiếm thính, mất thính lực là tình trạng suy giảm khả năng nghe ở một hoặc cả hai bên tai khi nói bình thường ở khoảng cách một mét. Người bệnh có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng rất kém hoặc có thể không nghe thấy âm thanh mà phải sử dụng các ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với mọi người xung quanh. Mất thính lực có ba loại khác nhau: Dẫn truyền, thần kinh, hỗn hợp. Bệnh điếc tai có thể xuất hiện đột ngột, thính lực bị suy giảm từ từ nên mọi người không để ý tới. Một số triệu chứng thường gặp khi bị điếc tai bao gồm:

  • Khó khăn để nghe thấy lời nói hay các âm thanh.
  • Khó khăn trong hiểu các từ ngữ, đặc biệt khi đứng giữa đám đông hoặc khu vực có tiếng ồn.
  • Thường phải yêu cầu người khác nói to hơn, chậm hơn.
  • Gặp khó khăn khi giao tiếp, nói chuyện.
  • Thường phải tăng âm lượng khi xem tivi hoặc nghe đài.

Ngoài ra người ta phân loại khiếm thính như sau:

  • Nghe kém nhẹ: Không thể nghe được tiếng nói thầm, rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.
  • Nghe kém trung bình: Không nghe được tiếng nói thầm và cả tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.
  • Nghe kém nặng: Không thể nghe được cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện vô cùng khó khăn và với rất nhiều nỗ lực mới có thể duy trì được cuojc trò chuyện.
  • Nghe kém sâu: Không nghe được tiếng nói lớn, ngay cả khi hét sát vào tai. Nếu như không sử dụng thiết bị trợ thính thì không thể giao tiếp.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh điếc tai?

Nguyên nhân gây mất thính lực bao gồm:

  • Do yếu tố bẩm sinh: Đây là nguyên nhân gây điếc tai thường gặp ở trẻ sơ sinh.
  • Do di truyền: Điếc tai có thể được di truyền từ các thế hệ trước.
  • Do tiếng ồn: Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây điếc tai. Tiếp xúc với tiếng ồn do động cơ, tiếng rít máy bay, tiếng nổ… làm tổn thương cơ quan thính giác.
  • Bệnh lý viêm: Viêm tai giữa mạn tính, viêm mê nhĩ, viêm thần kinh ốc tai có thể gây nghe kém, điếc tai.
  • Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ bị thủng do những tiếng nổ lớn, thay đổi áp lực đột ngột, vật nhọn chọc vào,…  gây ảnh hưởng lớn đến thính lực.
  • Tiền sử dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, tim mạch,… có thể gây mất thính giác tức thời hoặc vĩnh viễn.
  • Do tuổi tác: Ở người cao tuổi các cơ quan bị lão hóa, trong đó có tai gây ra tình trạng nghe kém, điếc tai.
  • Các nguyên nhân khác: chấn thương, viêm màng não, quai bị, bệnh lý tim mạch, rối loạn thính lực, tiền sử tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời gian dài,… cũng có thể gây điếc tai, suy giảm thính lực.

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh điếc tai

Người trưởng thành thường đến gặp bác sĩ khi không thể nghe thấy người khác nói gì. Đối với trẻ nhỏ, khi phát hiện trẻ không có phản xạ với âm thanh, chậm nói thì mới đưa trẻ đến thăm khám. Để chẩn đoán bị điếc tai, người bệnh cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.

Khám tổng quát tai mũi họng

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ kiểm tra, sờ, nắn, soi trong tai nhằm phát hiện:

  • Bất thường về cấu trúc
  • Sự xuất hiện của các khối u trong tai.
  • Các bệnh viêm như viêm mũi xoang.

Cận lâm sàng

  • Đánh giá sức nghe đơn giản bằng cách nói thì thầm để kiểm tra phản xạ âm thanh, mức độ nghe của người bệnh.
  • Đánh giá sức nghe hoàn chỉnh bằng:

Thính lực đồ: Là biểu đồ chỉ ra khả năng nghe của người bệnh. Kết quả thính lực đồ dùng để xác định mức độ điếc của người bệnh.

  • Đo nhĩ lượng: Là phép đo kiểm tra độ thông thuận, áp suất, độ dốc và thể tích ống tai nhằm đánh giá độ nhạy của chuỗi xương con, độ thông của vòi nhĩ và tình trạng màng nhĩ.
  • Đo phản xạ cơ bàn đạp: Thường được đo đồng thời với đo nhĩ lượng. Đây là phép đo thử phản xạ của xương bàn đạp ở tai giữa với âm thanh lớn. Sự có hoặc không có phản xạ cơ bàn đạp rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý thính giác.
  • Đo âm phát ốc tai (OAE): Nhằm đánh giá chức năng tế bào lông ngoài của ốc tai, phát hiện những tắc nghẽn trong ống tai ngoài cũng như sự xuất hiện dịch trong tai giữa. Đây cũng là một trong những phép đo sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh.
  • Đo thính giác thân não (ABR): Đây là phương pháp đo điện điện sinh lý nhằm đánh giá tình trạng của ốc tai, ước lượng ngưỡng nghe, xác định các bệnh lý dẫn truyền thần kinh thính giác.
  • Đo thính lực đơn âm: Nhằm xác định mức âm thanh nhỏ nhất mà một người có thể nghe được.
  • Phép đo ASSR: Là phương pháp đánh giá khả năng nghe quá nhỏ so với các phương pháp đo thính lực truyền thống
  • CT scan xương thái dương: Xác định các chấn thương, bệnh lý, viêm nhiễm có thể có.
  • Xét nghiệm liên quan bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh tuyến giáp hoặc xét nghiệm miễn dịch.

Tại sao lại bị điếc? - Mack's Việt Nam

Đăng ký tư vấn và Đặt mua HOÀNG PHỤC LINH

    Để được đăng ký tư vấn và đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin và ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại trong thời gian ngắn nhất

    • Tư vấn hoàn toàn miễn phí